Khác với những bộ quần áo thông thường, quần áo dùng để chữa cháy được thiết kế những chất liệu chuyên biệt.Bộ quần áo chữa cháy theo thông tư 56 được làm từ chất liệu Nomex chống cháy 4 lớp.
– Vật liệu này bao gồm có 4 lớp khác nhau từ ngoài vào trong là lớp chống cháy, lớp chống thấm nước, lớp chịu nhiệt và lớp lót thoát khí bên trong cùng của bộ quần áo.
-Lưu ý: Bảo vệ ở nhiệt độ 500-700 độ C.
-Trọng lượng: 3kg/bộ
-Màu: Xanh đen/cam/vàng cát
-Bao gồm: Quần, áo
– Bằng sợi Nomex có 4 lớp: Lớp chống cháy Nomex 93%, 5% Para aramid, 2% Kleva, lớp cách nhiệt chịu lửa Aramid, lớp chống thấm Antistatic, lớp lót thoáng khí Viscose bên trong.
– Kiểu dài tay; cổ bẻ, phía dưới cổ áo có 01 chiếc cúc bằng thép không gỉ, có dây đai gắn cố định bên cổ trái và gắn băng gai bên cổ phải.
– Khóa áo kéo thẳng đứng nằm ẩn phía bên trong, chỉ nhìn thấy đường may bên ngoài;
– Thân áo có 2 dải phản quang khổ rộng 05 cm; gấu áo bẻ cuộn 02 cm;
– Tay áo có 01 dải phản quang khổ rộng 05
– Quần có 2 túi hộp bên hông quần, có viền phát quang rộng 5cm
– Chịu được nhiệt độ 500-700 độC.
– Chịu được ngọn lửa trần: 2-7s
– Kích cỡ: M, L
– Màu sắc: Xanh đen/vàng cát
Ngoài quần và áo chữa cháy các phụ kiện hác đi kèm trong quá trình chữa cháy bao gồm găng tay chịu nhiệt, mũ chống cháy, khẩu trang chống cháy, mặt nạ phòng độc,.….tạo thành một lớp bảo vệ an toàn cho người sử dụng.
Với thiết kế đặc biệt như vậy khi kết hợp lại sẽ tạo thành một lớp bảo vệ tối đa cho người mặc khỏi sự ảnh hưởng của ngọn lửa và từ tác động của nhiệt độ cao. Đặc biệt quần và áo sẽ được thiết kế một cách khác nhau nhưng vẫn đảm bảo người sử dụng thao tác được một cách đơn giản, dễ dàng và thuận tiện nhất trong quá trình làm việc.
Bộ quần áo chống cháy theo thông tư 56 được ứng dụng rộng rãi cho các lĩnh vực khác nhau như: lính cứu hộ, cứu hoả, khai thác công nghiệp, sản xuất độc hại, môi trường hóa chất, công nhân xây dựng công nghiệp …
– Thời gian sử dụng tối đa cho mỗi sản phẩm tùy thuộc vào nhà sản xuất.
– Tuổi thọ có thể giảm đi vì tác động của các yếu tố như: sự lão hóa của vật liệu theo thời gian, tác động của ánh sáng mặt trời làm giảm tuổi thọ của sản phẩm, các dung môi, hóa chất,… có thể cũng làm giảm tuổi thọ của vải.
– Cần kiểm tra kỹ càng bộ quần áo chữa cháy trước khi sử dụng. Nếu phát hiện có vết cắt, rách, thay đổi màu sắc, vật liệu bị giòn, đường chỉ bị đứt hay có bất cứ dấu hiệu bất thường nào trên vải thì không được sử dụng mà phải thay thế ngay.
– Giữ gìn sản phẩm sạch sẽ để chắc chắn rằng trang phục luôn sạch sẽ, để lần tiếp theo mặc không bị nấm mốc, gây kích ứng da, nguy hiểm đến cơ thể.
– Bảo quản sản phẩm ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào.