Người làm trong lĩnh vực xây dựng luôn có nguy cơ cao xảy ra các tai nạn lao động đáng tiếc nếu như không tuân thủ đúng quy định. Do đó các chủ thầu xây dựng cũng như người công nhân. Phải chủ động phòng ngừa và kiểm soát tốt các yếu tố tạo ra nguy hiểm, gây ra tai nạn khi làm việc để hạn chế tối đa các tai nạn nghề nghiệp xảy ra.
THỰC TRẠNG TAI NẠN LAO ĐỘNG TRONG NĂM
2018 – 2019:
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao Động Thương Binh và Xã Hội thì trong năm 2018 trên cả nước đã xảy ra 7750 vụ tai nạn lao động gây ra bị thương, thậm chí thiệt mạng. Trong đó các vụ tai nạn lao động xảy ra trong lĩnh vực xây dựng chiếm tỉ lệ cao nhất với 21% tổng số vụ trên cả nước. Lĩnh vực xây dựng từ lâu là môi trường có số người chết vì tai nạn lao động cao nhất so với các ngành nghề khác.
Theo khảo sát thì khoảng 60% tai nạn lao động xảy ra trong lĩnh vực xây dựng phát sinh từ hoạt động của nhà thầu. Từ đó chứng minh rằng thực trạng rất lo ngại về công tác quản lý an toàn lao động. Trong quá trình thi công xây dựng của các nhà thầu còn rất yếu kém, lỏng lẻo. Các nhà thầu thường rất sơ sài trong việc quản lí an toàn lao động dẫn đến nhiều sự cố thương tâm.
Các vụ tai nạn lao động tại công trường xảy ra để lại những thiệt hại lớn về con người và của. Chính vì thế hoạt động quản lý an toàn lao động. Luôn đóng vai trò quan trọng để giảm thiểu tối đa các tai nạn đáng tiếc, bảo vệ mạng sống người lao động.
NHÀ THẦU XÂY DỰNG, QUẢN LÝ CÔNG TRÌNH PHẢITRANG BỊ PHƯƠNG TIỆN BẢO HỘ CÁ NHÂN CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG:
Khi bắt đầu công việc tại công trường, mỗi công nhân phải:
- Mặc trang phục bảo hộ lao động tại công trường. Trang phục không được sờn rách, phải có đai phản quang còn nguyên vẹn. Phải mang thẻ công nhân trong suốt thời gian làm việc.
- Công nhân phải đội mũ bảo hộ lao động và đảm bảo quai nón được cài chắc chắn.
-
Mang giày bảo hộ lao động chống đinh, mang giày đúngkích cỡ và tuyệt đối không được đạp gót.
CÔNG NHÂN PHẢI LUÔN GHI NHỚ QUY ĐỊNH, HỆ THỐNG BIỂN BÁO TRÊN CÔNG TRƯỜNG THI CÔNG:
Ngoài công tác trang bị đầy đủ thiết bị bảo hộ lao động cá nhân để đề phòng các rủi ro, tai nạn xảy ra. Thì người công nhân cần phải nắm rõ các hệ thống biển báo quy định tại các công trường.
- Các biển báo màu đỏ mang ý nghĩa là biển báo cáo. Ví dụ như cấm vào, cấm lửa,…
- Biển báo màu xanh có ý nghĩa là biển hướng dẫn thực hiện. Ví dụ như biển hướng dẫn đi lối này. Biển chỉ khu vực hút thuốc,..
- Các loại biển báo có màu vàng mang ý nghĩa là cảnh báo nguy hiểm. Ví dụ như chú ý hố sâu nguy hiểm. Chú ý nơi có điện áp cao. Chú ý vật rơi từ trên cao,..
CÁC QUY ĐỊNH VỀ AN TOÀN LÀM VIỆC TRÊN CAO, LÀM VIỆC VỚI GIÀN GIÁO:
- Công nhân bắt buộc phải đo huyết áp trước khi làm việc trên cao.
- Người lao động phải được huấn luyện an toàn, có giấy phép làm việc được cấp.
- Tuân thủ các quy định hệ thống treo giàn giáo.
- Khi làm việc, phải sử dụng dây an toàn toàn thân. Phải móc dây an toàn vào vị trí chắc chắn trong suốt thời gian làm việc.
- Khu vực giàn giáo phải được che chắn bằng mạng lưới an toàn.
- Công nhân tuyệt đối không được sử dụng rượu bia, chất kích thích. Không được đùa giỡn khi làm việc trên cao.
- (Nguồn: https://chongthamgiare.com/bai-viet-ve-an-toan-lao-dong-hay-nhat/)